Gỗ Gụ từ lâu đã được biết đến như một trong những loại gỗ quý hiếm, nổi bật nhờ vẻ đẹp tự nhiên cùng giá trị sử dụng cao. Với màu sắc nâu đỏ ấn tượng và vân gỗ mịn màng, nó thu hút sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là trong ngành nội thất và đồ mỹ nghệ. Nhưng liệu gỗ Gụ có thực sự tốt không, và có những loại nào? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá chi tiết về gỗ Gụ, những ưu nhược điểm và tính ứng dụng của nó.
Gỗ Gụ là gỗ gì?

Gỗ Gụ có tên khoa học là Sindora tonkinensis, còn được gọi với các tên địa phương như Gụ Hương, Gụ Lau, Gõ Dầu hay Gõ Sương,… Gỗ Gụ là loại gỗ vô cùng quý hiếm, có giá trị kinh tế cao và được liệt kê vào sách đỏ Việt Nam lẫn thế giới trước nguy cơ tuyệt chủng. Cây Gụ phân bổ chủ yếu ở các nước như Việt Nam, Lào, Campuchia và Nam Phi…
Gỗ Gụ thuộc nhóm mấy

Gụ là loại cây gỗ lớn với chiều dài cây trưởng thành thường cao 20-30m, đường kính cây lớn có thể to đến 1m. Tỉ trọng gỗ cao nên nó rất chắc chắn và cứng cáp, thuộc nhóm gỗ I, cùng nhóm với các loại gỗ như gỗ Cẩm, gỗ Bách Xanh, gỗ Pơ Mu, gỗ Sưa, gỗ Trắc, gỗ Gõ Đỏ, gỗ Hương và gỗ Muồng.
Gỗ Gụ có mấy loại?

Dựa trên màu sắc, gỗ Gụ được chia thành 2 loại là gỗ Gụ đen và Gụ trắng. Dựa vào nơi phân bố thì có các loại gỗ Gụ với những đặc điểm riêng như:
Gỗ Gụ ta: Còn có tên gọi khác là Gụ Quảng Bình hay Gụ Bông Lau, đây là loại gỗ tại nước ta, phân bố chủ yếu ở tỉnh Quảng Bình. Với giá trị kinh tế cao nên được ưa chuộng sử dụng ngày càng nhiều.
Gỗ Gụ Lào: Là gỗ nhập khẩu từ nước Lào, tuy nhiên tâm gỗ nó hơi thô và không đẹp bằng gỗ Gụ ta nên ít được ưa chuộng hơn.
Gỗ Gụ Nam Phi: Là loại gỗ nhập khẩu từ Nam Phi về Việt Nam, nổi bật với màu sắc đa dạng từ hồng nhạt cho đến nâu đỏ sẫm. Màu gỗ Gụ thường thay đổi theo thời gian, đậm dần theo độ tuổi, đôi khi xuất hiện những vệt nâu đỏ xen kẽ tạo nên sự độc đáo trong thẩm mỹ. Gỗ có độ bền cao, hạn chế tối đa hiện tượng cong vênh hay co ngót so với các loại gỗ thông thường.
Gỗ Gụ mật: Gỗ này được trồng rộng rãi ở Lào và Gia Lai, là loại gỗ công nghiệp phổ biến với màu sắc đặc trưng. Ban đầu, khi còn mới xẻ, gỗ mang màu vàng nâu. Tuy nhiên, qua thời gian sử dụng, màu sắc của gỗ dần chuyển sẫm và chuyển qua màu mật ong, với bề mặt có độ bóng cao.
Gỗ Gụ có tốt không? Ưu, Nhược điểm của gỗ Gụ
Nhiều người thắc mắc không biết gỗ Gụ có tốt không? Hãy cùng tham khảo ngay những ưu, nhược điểm dưới đây nhé:
Ưu điểm:
- Là dòng gỗ quý hiếm, cao cấp với đường vân gỗ thẳng, màu sắc gỗ vô cùng bắt mắt.
- Gỗ Gụ thường sở hữu đường kính thân cây lớn nên sẽ giúp cho việc thiết kế và chế tác thi công đồ nội thất, đồ mỹ nghệ dễ dàng.
- Thuộc nhóm gỗ 1 nên khả năng chịu lực của nó vô cùng tốt, ít bị cong vênh và mối mọt với độ bền cao lên đến 100 năm.
Nhược điểm:
- Đa số gỗ Gụ hiện nay là sản phẩm nhập khẩu từ Lào vì nguồn cung trong nước ta ngày càng hạn chế.
- Gỗ Gụ sinh trưởng rất chậm so với các loại gỗ tự nhiên khác, nguồn gỗ cung cấp khan hiếm.
- Vì là gỗ quý nên loại gỗ này có mức giá thành cao.
Với những ưu, nhược điểm trên, chúng ta có thể thấy gỗ Gụ là loại gỗ tốt với nhiều đặc tính ưu việt. Dù có nhược điểm là giá thành cao và khó khai thác, nhưng giá trị thẩm mỹ và chất lượng của nó hoàn toàn xứng đáng. Nếu bạn đang phân vân thì đừng ngần ngại sử dụng ngay gỗ Gụ cho không gian sống của mình nhé.
Ứng dụng của gỗ Gụ hiện nay





Gỗ Gụ là loại gỗ quý hiếm, có giá trị cao và ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nhờ chất lượng tốt, độ bền và vẻ đẹp tự nhiên. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của gỗ Gụ hiện nay:
Nội thất cao cấp: Gỗ Gụ thường được sử dụng trong sản xuất các món đồ nội thất sang trọng như bàn, ghế, tủ, giường và kệ. Với vân gỗ đẹp và màu sắc nâu đậm ấm áp, gỗ Gụ giúp tạo nên vẻ đẹp tinh tế và sang trọng cho không gian sống.
Đồ mỹ nghệ và điêu khắc: Đặc tính chắc chắn, dễ chế tác giúp gỗ Gụ trở thành lựa chọn lý tưởng cho các sản phẩm điêu khắc nghệ thuật và đồ mỹ nghệ cao cấp như tượng, đồ trang trí, khung tranh, và các vật dụng tôn giáo.
Đóng tàu và thuyền: Với khả năng chịu nước tốt và không bị mục nát dưới điều kiện ẩm ướt, gỗ Gụ cũng được sử dụng trong đóng tàu và thuyền truyền thống, đặc biệt là ở các vùng ven biển Việt Nam.
Sản xuất nhạc cụ: Âm thanh trầm ấm và khả năng tạo độ vang tốt của gỗ Gụ giúp nó trở thành chất liệu phổ biến trong việc sản xuất các loại nhạc cụ như guitar, violin và piano.
Qua bài viết, có thể thấy rằng gỗ Gụ là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai yêu thích sự sang trọng và độ bền lâu dài. Với nhiều loại gỗ Gụ khác nhau, từ Gụ ta, Gụ mật đến Gụ Lào, người tiêu dùng có thể dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu và phong cách của mình. Nếu bạn đang tìm kiếm một chất liệu gỗ tốt và đơn vị cung cấp uy tín thì đừng ngần ngại liên hệ ngay đến Nội Thất Hải Đăng để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhé!
Xem thêm các loại gỗ tự nhiên khác:
- Gỗ Xoan Đào Là Gì? Cách Phân Biệt Xoan Đào Và Xoan Ta
- Gỗ Cao Su Là Gì? Thuộc Nhóm Mấy? Có Tốt Không?
- Gỗ Lim Là Gì? Thuộc Nhóm Mấy, Có Tốt Không? Có Mấy Loại?
- Gỗ Lũa Là Gì? Gỗ Lũa Dùng Để Làm Gì? Có Tốt Không?
- Gỗ Sồi (Gỗ Oak) là gì? Gỗ Sồi Thuộc Nhóm Mấy? Có Tốt Không?
- Gỗ Nghiến Là Gì? Gỗ Nghiến Thuộc Nhóm Mấy? Có Tốt Không?
- Gỗ Tần Bì (Gỗ Ash) Là Gỗ Gì? Thuộc Nhóm Mấy? Có Tốt Không?
- Cây Gỗ Xá Xị Là Gì? Thuộc Nhóm Mấy? Có Tốt Không?
- [Giải Đáp]: Gỗ Thông Có Tốt Không? Tất Tần Tật Về Gỗ Thông

Tôi là Linh Chi – Nhà sáng tạo nội dung với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội thất. Đam mê của tôi là chia sẻ kiến thức và cập nhật xu hướng thiết kế mới nhất, giúp bạn đọc sở hữu một không gian sống hiện đại và thời thượng. Mỗi bài viết của tôi đều được nghiên cứu kỹ lưỡng, mang tính thực tiễn cao và dễ dàng áp dụng vào cuộc sống hàng ngày. Hy vọng bạn sẽ tìm thấy những thông tin hữu ích tại đây, cảm ơn vì đã ghé thăm!
Bài viết liên quan: